Các loại sò Cách sơ cứu khi bị nhím biển đâm vào da

[Mách bạn] Cách sơ cứu khi bị nhím biển đâm vào da

Nhum biển còn được gọi là cầu gai hay nhím biển. Phần thịt (trứng) nhum biển bên trong có giá trị dinh dưỡng cao nhưng phần gai bên ngoài lại chứa nọc độc, vì đó chính là vũ khí để giúp nhím biển có thể tự vệ trong môi trường sống của chúng.

Khi bị nhím biển đâm phải, hoặc chẳng may bị giẫm vào gai của chúng, bạn cần biết Cách sơ cứu khi bị nhím biển đâm vào da ngay lập tức theo các bước mà vuongquococ.net hướng dẫn ngay sau đây:

1. Nhổ bỏ gai nhím biển

Bước 1: Xác định vết đâm do nhím biển gây ra.

Xác định vết đâm do nhum biển gây ra.
Xác định vết đâm do nhum biển gây ra.

Để xử lý vết thương hiệu quả, bạn cần xác định vết đâm đó có phải là do nhím biển gây ra hay không, bằng cách nhận biết hình dạng của nhím biển.

  • Nhum biển (hay còn gọi là nhím biển, cầu gai) có hình cầu và xung quanh bao phủ bởi nhiều gai nhọn. Chúng thường sống và ẩn mình trong vách đá dưới nước, nhất là ở những vùng biển có khí hậu ấm áp. Chúng chỉ phóng nọc độc từ gai khi bị sinh vật khác tấn công, hoặc bạn vô tình tác động mạnh đến chúng.
  • Vết đâm có thể còn dính gai của nhím biển, gây đau nhức, ứng đỏ, chảy mủ, thậm chí xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như khó thở, đau thắt ngực, buồn nôn.

Bước 2: Hiểu rõ bộ phận chứa độc tố của nhím biển.

Hiểu rõ bộ phận chứa độc tố của nhím biển.
Hiểu rõ bộ phận chứa độc tố của nhím biển.

Như chúng tôi đã chia sẻ, phần thịt bên trong của nhím biển có giá trị dinh dưỡng cao nhưng phần gai bên ngoài và chân kìm nhỏ của chúng lại chứa nọc độc để tự vệ:

  • Gai: thường tạo ra vết thương dạng lỗ và dính vào da, nên cần phải được lấy ra ngay sau khi bị nhím biển đâm.
  • Chân kìm nhỏ: là bộ phận nhỏ nằm ở giữa các gai, chúng có thể dính vào da nạn nhân khi bị nhím biển tấn công, nên cũng cần được lấy ra nhanh chóng.

Bước 3: Nhổ bỏ gai của nhím biển.

Hãy dùng kẹp để kéo cẩn thận phần gai lớn dính trên da, tránh làm gãy vì bạn sẽ khó lấy hết toàn bộ phần gai ra được.

Nhổ bỏ gai của nhím biển.
Nhổ bỏ gai của nhím biển.

Lưu ý:

  • Lấy gai càng sớm càng tốt, sẽ giảm thiểu độc tố của nhum biển tấn công vào cơ thể.
  • Nếu gặp phải khó khăn khi lấy gai, bạn cần đến bác sĩ để hỗ trợ nhanh nhất, hoặc có thể tự dùng cách wax nóng lên vùng da có gai, hong khô rồi lột ra.

Bước 4: Lấy chân kìm nhỏ của nhím biển.

Nọc độc của chân kìm nhỏ không khác gì so với gai của nhím biển, nên bạn lấy sớm càng tốt. Hãy bôi kem cạo râu lên vùng da bị đâm, rồi dùng dao cạo để làm sạch.

Lưu ý: Hãy dùng lực nhẹ nhàng để sử dụng dao cạo, tránh làm ảnh hưởng đến vết thương.

Tham khảo thêm:

2. Rửa vùng da bị tổn thương

Bước 1: Rửa bằng dung dịch sát khuẩn và nước.

Sau khi lấy gai và chân kìm nhỏ của nhím biển, bạn cần phải rửa sạch vết thương ngay bằng oxy già, hoặc chất betadine, rồi rửa lại bằng nước sạch.

Rửa bằng dung dịch sát khuẩn và nước.
Rửa bằng dung dịch sát khuẩn và nước.

Lưu ý:

  • Nên dùng oxy già hoặc betadine thay vì dùng xà phòng, vì chúng an toàn hơn so với chất tẩy có trong xà phòng.
  • Vết thương có thể gây đau nhức nhưng hãy cố chịu đựng để xử lý nhé!

Bước 2: Không băng bó vết thương.

Không băng bó vết thương
Không băng bó vết thương

Nhiều người có thói quen sau khi sát khuẩn xong sẽ băng bó vết thương để tránh vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi bị nhum biển đâm, thì sau khi xử lý vết thương, bạn tránh dùng gạc và băng dính để băng bó lại vết thương.

Vì có thể gai vẫn còn ẩn sâu dưới da và hành động băng bó vết thương vô tình làm cho gai đâm sâu vào da, khó xử lý hơn.

Bước 3: Ngâm vết thương.

Bạn có thể ngâm vết thương trong nước nóng khoảng 60 phút. Cách làm này sẽ giúp cho vết thương dịu hơn và có thể đẩy mảnh gai còn sót lại ra ngoài.

Ngâm vết thương.
Ngâm vết thương.

Lưu ý:

  • Nên dùng nước nóng, không phải nước sôi để tránh bị phỏng nhé!
  • Có thể cho thêm muối hạt hoặc hợp chất Magiê sunphat vào nước để ngâm vết thương cho có hiệu quả hơn.
  • Có thể ngâm nước nóng và giấm từ 20 – 40 phút.

Tham khảo thêm:

3. Xử lý vết thương và cơn đau

Bước 1: Xử lý vết thương trước khi đi ngủ.

Trong quá trình ngủ, bạn có thể làm cho vết thương va quẹt và khiến nó trở nên khó chịu hơn. Vì thế, hãy băng nhẹ vết thương trước khi đi ngủ.

Xử lý vết thương trước khi đi ngủ.
Xử lý vết thương trước khi đi ngủ.

Đặt miếng khăn có thấm ít giấm lên vết thương rồi dùng băng kính cố định, tránh băng vết thương quá kín!

Bước 2: Dùng thêm kháng sinh và thuốc giảm đau.

Nếu không chịu được cơn đau do vết gai đâm, bạn có thể uống thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

Dùng thêm kháng sinh và thuốc giảm đau.
Dùng thêm kháng sinh và thuốc giảm đau.

Lưu ý:

  • Hãy tham khảo dược sĩ để chọn thuốc giảm đau uống cho phù hợp.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc giảm đau nếu như bạn tự mua để uống.

Bước 3: Chú ý dấu hiệu viêm nhiễm nặng.

Đây là điều không ai mong muốn, nhưng nếu vết thương có dấu hiệu nặng hơn như ửng đỏ, sưng, chảy mủ, hoặc xuất hiện nhiệt cơ thể, hoặc cảm thấy tuyến bạch huyết làm khô vùng da bị thương (vùng da dưới cánh tay, bẹn hoặc cổ), thì hãy đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được xử lý.

Chú ý dấu hiệu viêm nhiễm nặng.
Chú ý dấu hiệu viêm nhiễm nặng.

4. Những lưu ý khi bị gai nhím biển đâm vào chân

Ngoài các bước xử lý mà chúng tôi đã hướng dẫn như trên, thì bạn cần chú ý thêm một số lưu ý khi bị gai nhím biển đâm vào da, vào chân như sau:

  • Có thể nhờ người khác giúp bạn nhổ gai ra và rửa vết thương, thay vì mình tự làm lấy.
  • Cần khử trùng kẹp trước khi dùng nó để lấy gai ra, bằng cách hơ nóng hoặc dùng thuốc sát khuẩn.
  • Nếu gai đâm vào gần khớp, tốt nhất bạn nên nhờ bác sĩ hỗ trợ vì có thể bạn sẽ phải cần phẫu thuật để lấy gai ra.
  • Khi xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường, nặng hơn như mệt mỏi, đau cơ, khó khăn khi di chuyển, cơ thể suy yếu, khó thở, phát ban, sưng môi (lưỡi), đau ngực,… thì hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

Như vậy, vuongquococ.net đã hướng dẫn xong cho bạn cách sơ cứu khi bị nhím biển – nhím biển – cầu gai đâm vào da như thế nào rồi nhé!

Xem Nhiều Nhất