Sò lông là loài động vật mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt thịt của nó rất thơm ngọt, vị ngọt mặn tự nhiên và dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Ở việt Nam, đây không chỉ là loại hải sản được nhiều người yêu thích mà còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế rất cao.
Tìm hiểu về sò lông
Sò lông là động vật thân mềm thuộc họ nhà sò, là động vật hai mảnh vỏ có hình bầu dục và hơi ngả về phía trước. Chúng có hình dáng giống với sò huyết nhưng kích thước lại có chút lớn hơn. Mặt ngoài vỏ tỏa ra từ đỉnh xuống xép và được cấu tạo bởi những vảy xếp chồng lên nhau.
Loại hải sản này thường phân bổ ở các vùng biển nơi có khí hậu nhiệt đới như Ấn Độ Dương, Thái bình Dương và một số vùng biển từ Đông Phi đến Châu Úc, Nhật Bản. Ở nước ta, sò lông phân bổ chủ yếu ở các vùng ven biển thuộc miền Trung và miền Nam như Kiên Giang, Huế,……
Cách làm món ăn với sò lông đơn giản
Dưới đây là một số món ngon, dễ chế biến được làm từ nguyên liệu chính là sò lông mà bạn có thể tham khảo và thực hiện ngay tại nhà. Điều này vừa giúp các chị em tiết kiệm được nhiều chi phí đối với việc đi ăn ở ngoài hàng:
Sò lông nướng mỡ hành
Nguyên liệu:
- Sò tươi: 2.5kg
- Rau răm: 1 bó
- Hành lá: 200g
- Lạc rang: 400g
- Ớt tươi: 7 quả
- Chanh: 1 quả
- Hành tím, tỏi khô: 2 củ
- Gia vị khác: nước mắm, bột ngọt, đường, dầu ăn,…
Cách chế biến:
- Bước 1: Sò lông sau khi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 1 tiếng. Sau đó, vớt ra và để ráo nước rồi nhúng qua nước sôi. Tách bỏ phần vỏ mà không có thịt sò.
- Bước 2: Hành lá rửa sạch, thái nhỏ; rau răm rửa sạch để ráo nước. Ớt thái lát, chanh vắt lấy nước cốt còn lạc rang giã nhỏ.
- Bước 3: Phi thơm hành tỏi đã được băm nhỏ cùng dầu ăn và hành lá, cho thêm chút nước mắm và đảo đều, sau đó tắt bếp.
- Bước 4: Sếp sò lên vỉ nướng, dưới nước mỡ hành và lạc vào từng con sò, sau đó đặt lên bếp than nướng trong khoảng 15 – 20 phút.
- Bước 5: Sò chín thì xếp ra đĩa và ăn kèm với nước chấm tỏi, ớt, chanh và rau răm.
Sò xào giá hẹ
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Sò tươi: 500g
- Giá, rau hẹ: 300g
- Rau thơm, hành lá, ngò
- Ớt tươi: 1 quả
- Gia vị khác: Nước mắm, đường, tiêu, dầu ăn, bột nêm, bột ngọt,…
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Sò lông rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng trong khoảng 1 tiếng. Sau đó vớt ra, để ráo nước, nhúng qua nước sôi rồi tách lấy ruột.
- Bước 2: Hành lá, ngò rửa sạch, thái nhỏ để riêng. Giá và hẹ rửa sạch. Ớt cắt lát
- Bước 3: Ướp sò cùng gia vị như bột canh, hạt nêm, mì chính, hành lá, ớt khoảng 15 – 20 phút cho ngấm đều gia vị.
- Bước 4: Chảo nóng cho dầu ăn vào, dầu sôi thì cho sò vào đảo đều đến khi sò chín.
- Bước 5: Cho giá, hẹ vào chảo đảo đều cùng thịt sò khoảng 2 phút.
- Bước 6: Nên gia vị cho vừa ăn, tắt bếp sau đó rắc tiêu và trộn đều, dùng nóng với cơm.
Sò lông luộc sả
Sò lông luộc sả là món ăn dễ làm, chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có món sò hấp dẫn rồi. Nếu món sò nướng hấp mỡ hành chứa nhiều dầu ăn thì sò luộc sả là món ăn tuyệt vời mà bạn không phải lo dầu mỡ.
Nguyên liệu:
- Sò tươi: 20 – 30 con
- Sả: 3 củ
Cách sơ chế:
- Bước 1: Ngâm sò trong nước để cát và bùn bẩn trôi ra ngoài rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch. Sả rửa sạch và thái nhỏ.
- Bước 2: Luộc sò khoảng 4 – 5 phút để vỏ sò mở ra. Khi sò đã mở vỏ, bạn mang ra và thưởng thức cùng mọi người trong gia đình thôi ạ.
Sò lông nấu cháo
Một trong những món ăn thường được chế biến cho những người bệnh mới ốm dậy hoặc cơ thể suy nhược đó chính là món sò lông nấu cháo. Cùng tìm hiểu cách chế biến cho món ăn này nhé!
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ.
- Sò tươi.
- Rau ngò, hành lá
- Gừng
- Một số nguyên liệu khác như nước mắm, mì chính, hạt nêm,…
Cách chế biến:
- Bước 1: Ngâm sò với nước muối, sau đó rửa lại thật sạch với nước
- Bước 2: Hành, gừng và rau ngò bạn rửa sạch.
- Bước 3: Luộc sò cho tới khi sò tách vỏ thì tắt bếp (khoảng chừng 4 – 5 phút) rồi lấy phần thịt ra,chắt lấy nước luộc sò.
- Bước 4: Cho sạch gạo tẻ và cho vào nồi cùng nước luộc sò rồi nấu. Nấu khoảng 20 – 25 phút để gạo nở rồi cho thêm gia vị vào đảo đều sau đó nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Bước 5: Sò cho lên chảo xào cùng hành phi rồi thêm chút muối, bột nêm để sò ngấm đều gia vị. Đảo đên khi cồi sò săn lại là được.
- Bước 6: Cho cồi sò đã xào vào nồi cháo hoặc bạn có thể cho trực tiếp vào bát cháo đã múc sẵn. Thêm ít hành lá và gừng rồi ăn ngay thôi ạ.
Mẹo chọn sò lông tươi sống
Sò lông ngon là những con lớn vừa ăn, không quá to và cũng không quá nhỏ. Con quá nhỏ thì khi chế biến sẽ bị teo lại, con lớn thì sẽ bị dai. Để lựa chọn sò tươi ngon, bạn chú ý lựa chọn những rổ sò có nhiều con sò đang thò lưỡi ra ngoài thì những con sò đó đang còn sống và tươi ngon. Nếu sò ngậm miệng thì các bạn vẫn có thể biết được chúng đáng sống hay chết bằng cách ngửi sò.
Sự khác nhau giữa sò lông và sò huyết
Các món được chế biến từ 2 loại hải sản là sò lông và sò huyết được rất nhiều người cùng yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được 2 loại hải sản này. Dưới đây là những điểm khác biệt của hai loại sò này:
Về hình dáng
Để phân biệt hai loại sò này người ta thường phân biệt dựa vào hình dáng của nó. Sò huyết là một loại nhuyễn thể hai mảnh, nó có vỏ dày chắc và có dạng hình trứng. Loại này thường phân bổ ở những vùng ven biển có độ sâu khoảng 1 – 2 mét so với mặt nước và các bãi bùn mềm. Vì vậy, phần ruột màu đỏ được người dân gọi là sò huyết. Sò huyết có chiều rộng từ 4 – 5cm, chiều dài từ 5 – 6cm
Sò lông có hình dáng khá giống sò huyết nhưng nó có kích thước lớn hơn. Những con trưởng thành có chiều rộng khoảng từ 33mm, chiều dài từ 48mm. Hai mặt vỏ sò có kích thước không bằng nhau và có hình bầu dục. Vỏ ngoài cùng vỏ sò bao phủ bởi một lớp lông màu nâu.
Nơi phân bố
Khác với sò huyết, sò lông phân bố ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới như Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và một số vùng biển khác tại Việt Nam. Ở nước ta, loại sò này tập trung nhiều ở các tỉnh như Cà Mau, Kiên Giang,… Sò huyết có thể sống ở các vùng nước sâu, tập trung nhiều ở các khu vực ven biển, bãi bùn mềm có độ mặn tương đối thấp.
Giá trị dinh dưỡng
Nói về dinh dưỡng thì hai món ăn này lại có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể, trong 100g thịt sò lông chứa 0.3g lipid, 3g Carbohydrate, 8,8g protein và nhiều loại vitamin như A, B, D, vitamin nhóm B và các khoáng vi lượng như sắt,…
Đối với sò huyết, cứ 100g sò huyết có chứa tới 11,7 protein, 3.5g Carbohydrate, 1.2g lipit, và các khoáng chất, vitamin như A, B1, B2,…. Sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng trong việc phòng, điều trị được nhiều bệnh.
Công dụng của sò lông đối với sức khỏe của con người
Không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng, thơm ngon, loài hải sản này còn được người dân biết đến là một trong những vị thuốc Đông y có có tên gọi là Mao Khảm, mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Một trong những bệnh mà chúng ta có thể kể đến như:
Chữa bệnh viêm đại tràng
Một trong những công dụng nổi tiếng nhất của sò lông đó chính là chữa bệnh viêm đại tràng. Những người bị viêm đại tràng nên tiêu thụ mỗi ngày 30-35 calo/1kg cân nặng, bổ sung nhiều vitamin, muối khoáng và hạn chế chất béo. Bệnh viêm đại tràng kiêng ăn các loại hải sản, nhưng với loài này thì khác, nó không những được sử dụng mà nó còn được xem là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Bổ máu
Thông thường ở các loại hải sản như sò lông chúng chứa một lượng vitamin B12 và sắt đáng kể. Sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo tế bào hồng cầu cho cơ thể. Các loại chất này giúp làm giảm khả năng gây bệnh như: thiếu máu, giúp bổ huyết, huyết hư, giúp da hồng hào hơn và sức khỏe cũng được cải thiện hơn.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Sò lông được biết là một loại thực phẩm giàu các khoáng chất và các loại vitamin, ngoài ra còn giúp hỗ trợ hộ tiêu hóa, làm giảm các tình trạng liên quan đến bệnh dạ dày như: đau dạ dày hay viêm loét dạ dày,…
Chữa viêm gan, vàng da
Dấu hiệu rõ nhất và dễ nhận biết nhất ở các bệnh về gan đó chính là dấu hiệu vàng da. Sò lông là một loại thực phẩm hỗ trợ điều trị các vấn đề về bệnh gan. Người mắc bệnh gan nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, vitamin sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
Chữa gây ra mồ hôi trộm
Mồ hôi trộm là do sự thiếu hụt vitamin D, là tình trạng cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi ngay cả khi không có sự tác động từ bên ngoài như: thời tiết nắng nóng hay vận động,… Sò lông cung cấp các chất như canxi và các vitamin cần thiết góp phần đáng kể trong việc điều trị bệnh mồ hôi trộm.
Giá của sò lông hiện nay
Tại thị trường hiện nay, loại sò này bán theo kg, giá bán có thể giao tùy vào kích thước lớn, nhỏ của sò. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng từng loại nên sẽ có giá thành khác nhau:
- Sò lông cồ từ 12 – 20 con/1kg có giá dao động từ 250.000 VNĐ (hàng sống)
- Sò lông lớn từ 20 – 30 co1kg có giá dao động từ 100.000 VNĐ trở lên
- Sò lông nhỏ từ 40 con trở lên có giá dao động từ 50.000đ – 100.000đ
Kết luận
Mong rằng những chia sẻ từ bài viết trên giúp bạn có thêm thông tin về sò lông. Một loại hải sản không chỉ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau mà còn mang lại nhiều lợi ích, cũng như giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Các chị em hãy nhanh tay lưu lại những công thức chế biến để trổ tài cho gia đình của mình. Đặc biệt, bạn cũng đừng bỏ qua các công dụng mà loài sò mang lại đối với sức khỏe con người nhé.