Trong số các loại sò, sò huyết được xem là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng rất lớn đối với sức khỏe của con người. Trong đông y chúng được xem là thần dược mang đến nhiều lợi ích nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây nên nhiều nguy hiểm. Những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về loài vật này cũng như cách dùng phù hợp nhất.
Sò huyết – Loại hải sản được nhiều người yêu thích
Sò huyết là loại nhuyễn thể hai mảnh sinh sống ở đầm phá, ven biển và nguồn thức ăn của chúng là những loại thực vật hữu cơ, tảo, sinh vật phù du. Mới đầu nhìn chúng giống với con hến nhưng vỏ ngoài có màu sáng hơn, tròn và có gai ở những đường vân dọc. Bạn có thể nhận biết loại hải sản này thông qua màu thịt bên trong đỏ tươi như máu rất đặc trưng.
Trong thịt của sò huyết có hàm lượng dinh dưỡng cao cho nên mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Theo chia sẻ thì thịt sò nước lợ sẽ béo hơn so với các loại sò ở những khu vực khác. Ở nước ta, loại sò này xuất hiện ở những vùng biển trải dài từ Bắc đến Nam, thế nhưng ngon nhất là ở Phú Yên, Huế, Khánh Hoà, Ninh Thuận.
Những công dụng của sò huyết
Theo nghiên cứu, trong loại sò này cung cấp chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất (kẽm, magie), giàu dưỡng chất thiết yếu gia tăng sự dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể. Vậy nên sò huyết được đánh giá là món ăn ngon vừa là bài thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Loại hải sản này chứa nhiều dinh dưỡng thúc đẩy sức khỏe cho tim và tăng cường sự hoạt động của cơ tim nhờ có axit béo omega 3 và vitamin B12. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung axit béo omega 3 từ sò huyết có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ tác dụng chống viêm hiệu quả.
Rất tốt cho não bộ
Những chất dinh dưỡng có trong loại sò này góp phần chăm sóc cho não bộ. Nồng độ omega 3 và vitamin B12 trong máu quá ít cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến vấn đề phát triển não bộ ở trẻ em và hoạt động não khỏe mạnh ở người trưởng thành. Axit béo omega – 3 và vitamin B12 bổ trợ hoạt động cho nhau và chúng sẽ kết hợp để tăng cường sức khỏe của não.
Tăng cường miễn dịch
Lượng kẽm có trong sò huyết còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và đây là khoáng chất cần thiết để phát triển tế bào giúp tạo nên hàng rào bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn hoạt động như chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại sự tổn thương từ viêm nhiễm hay ung thư.
Việc thường xuyên bổ sung hàu, hến, tôm, trai, sò vào khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng thiếu kẽm. Đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch tổng thể cho cơ thể con người.
Có phải mùa nào cũng có sò huyết?
Sò huyết thường phân bố ở những bãi bùn mềm và có dòng nước chảy qua. Những bãi sò thường nằm gần cửa sông – nơi có dòng nước ngọt chảy vào và nồng độ muối thấp. Loại này sống ở phía trên mặt bùn, dùng mép vỏ và màng áo ngoài thải nước để làm thành lỗ ở mặt bùn thuận lợi cho việc hô hấp và bắt mồi.
Loại sò này có giá trị dinh dưỡng cao và nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn cho nên nhiều địa phương ở nước ta đã tiến hành nuôi trồng. Chỉ sau khoảng 7 – 8 tháng là ta có thể thu hoạch và tùy vào tình hình thực tế có thể khai thác hoàn toàn hoặc đánh bắt tỉa. Chính vì vậy dường như mùa nào trong năm cũng có sò huyết.
Những món ăn ngon từ sò huyết
Sò huyết là loại hải sản rất giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng biết chế biến thành những món ngon, dễ ăn mà tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách làm món ăn từ loại sò này mà chị em có thể lưu lại và chế biến đổi bữa cho gia đình của mình:
Cháo sò huyết thơm ngon
Đối với món ăn ngon này bạn có thể biến tấu thành nhiều kiểu khác nhau bằng việc thêm những loại rau cùng khi nấu. Theo chuyên gia dinh dưỡng bạn có thể mix cháo sò cùng với một số loại rau khác như cải xanh, cải bó xôi hay đơn giản chỉ thêm hành, rau mùi.
Để giúp cho nồi cháo sò thơm ngon, không bị tanh bạn hãy rang sơ gạo lên rồi đổ nước ấm vào nấu cho đến khi gạo nở bung. Đối với sò các bạn hãy luộc lên sau đó tách lấy thịt sò xào cùng với tỏi. Nước luộc bạn hãy đổ vào cháo nấu cho ngọt nước.
Khi cháo chín hãy bỏ ruột sò vào nồi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Tùy thuộc vào khẩu vị mà bạn hãy thêm loại rau yêu thích vào, nhớ rắc thêm một chút tiêu, hành mùi để bát cháo thêm trọn vị.
Sò huyết nướng mỡ hành
Để làm được món ăn sò nướng mỡ hành các bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dưới đây:
- Sò huyết (1kg).
- Hành lá
- Tóp mỡ
- Ớt, tỏi, chanh, lạc rang
- Gia vị (đường, muối, mì chính, nước mắm).
Cách thực hiện món sò nướng mỡ hành thơm ngon khó cưỡng:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Làm sạch sò bằng việc ngâm với nước muối pha loãng cùng một vài lát ớt (ngâm khoảng 3 tiếng)cho hết chất bẩn.
- Luộc sò khoảng 5 phút rồi đổ ra cho ráo nước, tách bỏ 1 bên vỏ.
- Rửa sạch hành, cắt nhỏ, lạc rang giã nát, tỏi bóc vỏ băm nhỏ.
Bước 2: Làm mỡ hành:
- Cho tóp mỡ lên chảo đun chảy mỡ rồi cho hành vào cùng một ít muối, mì chính rồi bỏ ra bát.
- Tỏi ớt băm nhỏ rồi cho cùng vào chén, thêm ít đường, nước mắm và nửa quả chanh khuấy đều cho tan.
Bước 3: Chế biến làm sò huyết nướng mỡ hành:
- Hãy chuẩn bị than hồng, đặt vỉ nướng rồi xếp sò lên vỉ và cho mỡ hành lên bề mặt từng con. Nướng khoảng 10 phút là sò chín.
- Sò khi chín có mùi thơm phức, mềm, ngọt nước và kết hợp với mỡ hành, lạc chấm với nước mắm chua ngọt thơm ngon tuyệt vời.
Sò huyết xào me
Một trong những món ăn được chế biến từ loại sò này mà bạn không nên bỏ lỡ đó chính là xào me. Vị chua chua ngọt ngọt cùng một chút mặn đậm đà sẽ chinh phục nhiều thực khách ngay lần đầu tiên thưởng thức.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sò tươi sống (500g)
- Me khô
- Ớt sừng, tỏi, đường, nước mắm, tương ớt, dầu ăn.
Cách thực hiện:
- Sò khi mua về bạn hãy sơ chế bằng cách ngâm với nước vo gạo, nước muối loãng cùng với ớt khoảng 2 – 3 tiếng cho sạch bùn đất. Rửa sạch để ráo rồi trần qua nước sôi để loại bỏ hết vi khuẩn.
- Me khô cho vào nước ấm cùng một ít đường khoảng 30 phút rồi dầm tách cốt me. Lấy rây lọc me để lấy riêng nước cốt, bỏ bã.
- Phi tỏi cho thơm rồi đổ sò vào đảo đều tay. Bỏ ớt sừng thái lát, nước cốt me cùng tương ớt, nước mắm đảo cùng. Bạn hãy đảo liên tục để cho sò ngấm gia vị và không bị cháy, khi nào sò há miệng hết thì tắt bếp cho ra đĩa.
- Hãy thưởng thức khi đang còn nóng bởi khi để nguội chúng sẽ tanh và có thể gây nên hiện tượng đau bụng.
Sò huyết hấp sả
Thịt sò ngọt dai béo ngậy kết hợp với hương thơm của sả cùng nước chấm hải sản đậm đà mang đến món ăn hấp dẫn thơm ngon cho cả gia đình mà không mất nhiều thời gian chế biến. Các bạn hãy tham khảo cách thực hiện món sò huyết hấp sả ngay dưới đây:
Các bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dưới đây:
- Sò (1kg), sả, ớt.
- Muối, hạt nêm, tiêu, mì chính.
Cách chế biến:
- Bước 1: Sò mua về bạn hãy ngâm cùng với nước vo gạo, nước muối loãng khoảng 2 – 3 tiếng để loại bỏ hết bụi bẩn. Sả rửa sạch, đập dập và cắt thành từng khúc ngắn tầm 10cm.
- Bước 2: Bỏ sò vào nồi thêm sả ớt cùng một ít đường, hạt nêm và ướp khoảng 15 phút cho gia vị ngấm đầu.
- Bước 3: Cho một ít nước vào nồi và mang đi hấp cho đến khi chín (thường khoảng 15 phút là sò chín).
- Bước 4: Khi sò chín bạn hãy cho ra đĩa và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Có nên ăn nhiều sò huyết cùng lúc không?
Mặc dù loại sò này có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe thể nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại hải sản này. Việc sử dụng dò huyết không đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả. Cho nên khi ăn bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Do sinh sống ở bùn nước cho nên nguy cơ bị nhiễm những loại virus, các loại vi khuẩn gây bệnh rất cao. Đó là bệnh viêm gan B, giun, thương hàn, kiết lị….và là nguyên nhân gây nên hiện tượng bị ngộ độc, nhiễm trùng tiêu hóa…. Cho nên những người hệ tiêu hóa kém, dễ dị ứng không nên ăn.
Mức độ retinol có trong sò huyết rất cao và loại chất này còn có liên quan đến hiện tượng dị tật bẩm sinh. Vậy nên những phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh không được khuyến khích ăn loại hải sản này.
Loại sò này là món ăn không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ. Không nên cho trẻ ăn quá sớm bởi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và nếu nấu chưa chín kỹ rất dễ bị ngộ độc.
Có nên ăn sò huyết sống không?
Sò huyết được xem là món hải sản thơm ngon và bổ dưỡng cho nên được rất nhiều người yêu thích. Nếu sử dụng không đúng cách thì chúng là thực phẩm gây chết người. Trong sò có thể mang rất nhiều vi khuẩn, vi rút bao gồm vitamin A, kiết lỵ, thương hàn… Cho nên khi dùng bạn phải nấu chín và tuyệt đối không nên ăn sống.
Kết luận
Những thông tin chia sẻ trên góp phần giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như một số món ăn hấp dẫn được làm từ sò huyết. Có thể thấy đây là nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khỏe thế nhưng mọi người cần lưu ý trong quá trình chế biến để mang đến những thực đơn giàu dinh dưỡng cho bản thân và gia đình.